Banner

0902320112

0377727533

Điểm danh 5 loại trần nhà đang hot nhất hiện nay

      Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, thi công trần nhà đã có nhiều đổi mới khác biệt hơn so với thời xưa. Nếu hình ảnh những ngôi nhà mái ngói đã in đậm dấu ấn về hình ảnh của làng quê Việt Nam, thì ngày nay các loại trần nhà đã đa dạng hơn về thiết kế, trang trí và cả vật liệu để mang đến không giạn thời thượng, sang chảnh. Hôm nay, hãy cùng chúng tôi điểm danh 5 loại trần nhà đang hot nhất hiện nay nhé.

 

 

Trần nhà thạch cao 

 

      Đây là loại trần phổ biến nhất hiện nay. Bạn có thể gặp loại trần nhà này ở bất kỳ không gian nào từ nhà hàng, khách sạn, và cả nhà ở. Ưu điểm lớn nhất của trần nhà thạch cao là dễ thi công, dễ tạo hình, nhẹ và đặc biệt không hề gây hại cho sức khỏe con người. Một lí do khác lí giải cho sự phổ biến của loại trần này chính là chi phí thấp hơn so với các loại trần nhà khác nhưng độ bền lại rất cao. Chính vì những lí do đó nên trần nhà thạch cao được ứng dụng rộng rãi từ thiết ké nhà ở cho tới thiết kế văn phòng, nhà hàng, khách sạn, siêu thi,…

     Hiểu một cách đơn giản thì trần thạch cao là trần được làm từ tấm thạch cao. Các tấm này được gắn cố định bởi một hệ khung vững chắc để tạo sự liên kết với kết cấu chính (sàn, dầm…) của tầng trên. Về bản chất, trần thạch cao còn được gọi là trần giả,  một lớp trần thứ hai, nằm dưới trần nhà nguyên thuỷ.

 

Trần thạch cao nổi (trần thả)

 

      Trần thạch cao nổi còn được biết đến với tên gọi khác là trần thả. Loại trần này được thiết kế một phần thanh xương bị lộ ra ngoài. Lí do gọi nó là trần thả vì đơn giản loại trần này được thi công bằng cách thả các tấm thạch cao từ trên xuống.

       Chính vì hệ thống khung lộ, nên việc kết dính các tấm thạch cao dễ dàng hơn khi so với thi công trần chìm.  Đôi khi xà và dầm ngang có thể được tận dụng để làm khung ghép tấm thạch cao. Với những ưu thế về thời gian khi lắp đặt nhanh, dễ bảo trì, linh hoạt trong sửa chữa hệ thống điện, loại trần này được các chuyên gia đánh giá cao. Vây nên nó là loại trần nhà phổ biến trong thiết kế thi công nhà ở, rạp chiếu phim, phòng hát karaoke….

 

 

Trần thạch cao chìm 

 

      Ngược lại với trần thạch cao nổi, thì trần thạch cao chìm là loại trần có khung được giấu ẩn bên trong tấm thạch cao. Để làm được loại trần này thì cần có các tấm thạch cao và khung xương. Bạn nên chọn những khung làm từ nhôm kẽm hình chữ U là tốt nhất, bắt vít gắn kết với nhau. Khung xương được sử dụng để treo các tấm thạch cao.

      Người ta sử dụng trần thạch cao chìm để che đi phần dầm, xà của trần. Việc này sẽ giúp tạo tính thẩm mỹ cho không gian nhà của bạn. Nhìn chung, đây là phương pháp làm khá sáng tạo trong thiết kế, thi công của kiến trúc.

     Một lưu ý khi thi công trần thạch cao chìm là loại trần này cần cần đến một hệ thống khung trần riêng biệt nhằm thuận lợi cho việc kết hợp với đèn trang trí, các họa tiết hoa văn…. Ngoài ra, các chi tiết nối phải được đo và cố định một cách chuẩn xác nhất có thể  để tránh trường hợp trần xuất hiện những vết hở.

      Thông thường, các mẫu trần chìm được đánh giá cao về thẩm mỹ, phù hợp với không gian sống hiện đại ngày nay. Bên cạnh đó, trần chìm còn rất đa dạng, phong phú về mẫu mã như trần chìm 1 màu, trần chìm kẻ sọc dọc, hay trần vòm cổ điển.

 

Trần nhà bằng gỗ

 

      Khi nhắc đến trần gỗ, mọi người thường nghĩ ngay đến loại trần thể hiện nội thất cao cấp. Sở dĩ trần gỗ được yêu thích vì nó toát lên sự sang trọng, hiện đại và vô cùng độc đáo cho căn nhà. Không giống với trần thach cao phải sử dụng sơn để trang trí, trần gỗ được in khắc trực tiếp hoa văn vô cùng bắt mắt.

      Trước kia, chất liệu chủ yếu sử dụng trong gia công chế tác thường là gỗ tự nhiên như gỗ Pơ mu, gỗ lim, gỗ giáng hương, gỗ sồi, gỗ xoan đào, gỗ thông,… Nhưng ngày nay, số lượng gỗ tự nhiên không còn nhiều, nên người ta thường dùng trần nhựa hoặc trần công nghiệp thay thế để tiết kiệm chi phí.

      Trần gỗ thích hợp với những vùng có khí hậu mát hoạc lạnh giá thường xuyên. Trần gỗ không ưa khí hậu nóng, ẩm bởi vì nó rất dễ bị cong, vênh do sức nóng kéo dài. Bạn vẫn có thể sử dụng trần gỗ tại những nơi có thời tiết nắng nóng nhưng mà phải điều hòa không khí để cân bằng và tránh hư hỏng.

Tin liên quan

Điểm danh 5 loại trần nhà đang hot nhất hiện nay

Zalo
Zalo
Hotline tư vấn miễn phí: 0902320112